Chủ nghĩa yêu nước VN-nền tảng tinh thần,…

 

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam –

nền tảng tinh thần, động lực phát triển của chúng ta

                                                                                             

                                                                                                        Song Thành

 

Một trong những di huấn CT Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta là phải chăm lo “phát triển tinh thần yêu nước của dân ta”, làm cho lòng yêu nước của mỗi người không “cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”, mà phải được đem ra “thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”, vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và các Hội nghị TƯ tiếp theo đều nhấn mạnh: Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, do đó phải khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực nội sinh và ngoại sinh, vật chất và tinh thần, trước hết là chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, tự cường, tinh thần tự hào dân tộc,…của toàn dân, nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhanh chóng đưa đất nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại trong thập kỷ tới.

Tiếp tục đọc

HCM và mối quan hệ Việt-Mỹ

      HỒ CHÍ MINH VÀ MỐI QUAN HỆ VIỆT – MỸ

 

                                                                             Song Thành

 

LTS: Như báo chúng tôi đã đưa tin, đầu tháng 7 năm 1995, được sự tài trợ của quỹ Ford, một đoàn học giả Mỹ 3 người đã sang Việt Nam đặt vấn đề hợp tác với các nhà khoa học của nước ta để tìm hiểu về chuyến sang Mỹ của Bác Hồ năm 1912. Đây là một việc làm có thể góp phần thúc đẩy mối quan hệ Việt – Mỹ. Trên tinh thần ấy, chúng tôi đăng bài viết của PGS Song Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Hồ Chí Minh, về đề tài này.

 

Tháng  9 – 1946, tại Paris, trả lời phỏng vấn của nhà báo Mỹ nổi tiếng David  Sohoenbrun, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tôi được biết cách mạng không phải ở Maxkva mà là ở đây, tại Paris, thủ đô của Tự do, Bình đẳng, Bác ái.”

Đó là nói về cách mạng. Còn nói về giá trị, ảnh hưởng của các tư tưởng tiến bộ của nhân loại như tư tưởng dân chủ, tư tưởng pháp quyền, tinh thần đấu tranh cho quyền sống, quyền tự do của con người và của các dân tộc,…thì ngược lại thời gian, Người đã được tiếp xúc sớm hơn, không phải tại châu Âu mà ngay từ năm 1912, ở nước Mỹ.

Tiếp tục đọc

Trao đổi thêm “về quãng thời gian trống trong tiểu sử CT HCM.

 

 

Trao đổi thêm “Về quãng thời gian “trống”

trong tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh”

 

                                                     Song Thành

 

          Vừa qua, Tạp chí Xưa & Nay số tháng 10-2015 đăng bài của ông Nguyễn Quốc Phong, trong đó công bố một tư liệu liên quan đến tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh, được nhiều bạn đọc quan tâm. Đó là một việc làm mạnh dạn, đáng hoan nghênh, bởi ở thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, người đọc có nhu cầu được tiếp cận với những sự thật lịch sử (chi tiết, số liệu, sự kiện, nhân vật) đã diễn ra trong quá khứ, có liên quan đến vận mệnh của quốc gia- dân tộc, để có thể nhận thức và đánh giá lại đúng-sai, công-tội một cách khách quan, công bằng hơn. Trước đây, nhiều nước quy định thời gian bạch hóa thông tin-dữ liệu mật quốc gia là sau 50 năm, rồi rút xuống 20 năm, nay nhiều nước quy định chỉ còn 10 năm, thậm chí như vừa qua ông cựu Thủ tướng Anh Tony Blaire đã công bố sai lầm của Chính phủ Anh trong cuộc chiến tranh Iraq (thời ông làm Thủ tướng) chỉ sau có 7 năm.

Tiếp tục đọc

Bác Hồ đón giao thừa Xuân Bính Tuất 1946 với…

 

 

Bác Hồ đón giao thừa Xuân Bính Tuất-1946

 với một vị khách quốc tế đặc biệt

 

                                                              Song Thành

 

          Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 đã đổi đời cho cả dân tộc. Một sức sống mới được hồi sinh, bừng lên trong ánh mắt, nụ cười của mỗi người dân, tâm hồn ai cũng lâng lâng như có cánh, như đang say trong niềm vui tự do, độc lập. Tết Trung Thu vừa qua đi, Xuân Bính Tuất lại đã đến gần. Tết độc lập đầu tiên của dân tộc có vẻ như đến sớm hơn mọi năm. Tết của mọi nhà mà cũng là một tết riêng rất đáng nhớ trong cuộc đời cách mạng đầy gian truân của Bác Hồ. Sau hơn bốn mươi năm lưu lạc, “độc tại dị hương, vi dị khách, mỗi phùng xuân tiết, bội tư thân[1], Người nào có biết đến “xuân” là gì, nay được đón tết độc lập đầu tiên giữa Thủ đô, trong lòng dân tộc, còn có niềm vui nào vui hơn đối với Bác!

Tiếp tục đọc

Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh với vấn đề tư duy lại triết lý giáo dục VN hiện nay

Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh với vấn đề tư duy lại triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay

GS Song Thành

1. Phải chăng Việt Nam chưa có triết lý giáo dục của mình?

Trong cuộc trao đổi về thực trạng khủng hoảng và tìm lối ra cho giáo dục Việt Nam hiện nay, có một vài ý kiến cho rằng nguyên nhân là do Việt Nam chưa có triết lý giáo dục của riêng mình. Có lẽ vấn đề còn phụ thuộc vào quan niệm. Cần phân biệt triết học giáo dục, được hiểu theo nghĩa chặt chẽ của nó, như là một bộ môn, một chuyên ngành của triết học đương đại về giáo dục; với triết lý giáo dục, được hiểu theo nghĩa rộng, như là những quan điểm, những nguyên lý nền tảng chỉ đạo việc xác lập mục tiêu, nội dung và phương pháp thực hiện (dạy và học), hệ giá trị cần vươn tới, cách tổ chức và con đường xây dựng, phát triển nền giáo dục của một quốc gia.

Tiếp tục đọc

Đẩy mạnh đổi mới toàn diện đất nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Suy thoái kinh tế đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, sức ép về an ninh quốc gia từ Biển Đông vẫn đang rập rình, tình trạng kinh tế – văn hoá – đạo đức – an sinh xã hội của nước ta,… xuống cấp từng ngày; đang gây lo lắng cho tất cả những ai quan tâm đến hiện tình của đất nước.
Năm 1986, Việt Nam đã dũng cảm và sáng suốt tiến hành một cuộc đổi mới ngoạn mục, mang tính cách mạng, nhờ đó mở ra một cục diện mới, chẳng những đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng mà còn nhanh chóng đạt những thành tựu được cả thế giới ngưỡng mộ, có tín hiệu dường như đang xuất hiện một con rồng mới ở Đông Nam Á. Rất tiếc, từ bước khởi đầu tốt đẹp đó trong những năm đầu, chúng ta đã ngập ngừng, rồi mắc vào chủ quan, bảo thủ, chẳng những bỏ lỡ cơ hội bứt lên mà dần dần lại rơi vào trì trệ, suy thoái, nay đang phải đối diện với nguy cơ khủng hoảng : sản xuất chậm lại, lạm phát dâng cao, nhập siêu tăng vọt, kỷ cương, phép nước bị buông lỏng, nạn tham nhũng hoành hành, cơ chế tổ chức, quản lý, tuyển chọn, đề bạt cán bộ sai quy luật, các tập đoàn kinh tế nhà nước thua lỗ nặng, quan chức hư hỏng, văn hoá – đạo đức xã hội suy thoái nghiêm trọng, sinh hoạt chính trị dân chủ bị hạn chế, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn,…Đất nước đang đứng trước những nguy cơ khó lường. Một nhà kinh tế Việt Nam đưa ra nhận định: “ Từ 1991 đến nay, chưa bao giờ tình hình kinh tế – xã hội lại xấu như bây giờ”.

Tiếp tục đọc

DI SẢN VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH VỚI THỜI ĐẠI HIỆN NAY

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là Anh hùng Giải phóng dân tộc vĩ đại của Việt Nam mà còn được thừa nhận rộng rãi là một nhà văn hoá kiệt xuất, một tấm gương đạo đức tuyệt vời trong sáng, một nhân cách hoàn hảo, tượng trưng cho những phẩm chất cao đẹp nhất của một nhà hoạt động chính trị, một lãnh tụ cách mạng chân chính, một người công bộc trung thành và tận tuỵ của nhân dân .
Di sản văn hóa Hồ Chí Minh không phải chỉ có giá trị dân tộc mà còn có ý nghĩa thời đại sâu sắc; cũng không phải chỉ trong thế kỷ XX – thế kỷ của những cuộc cách mạng xã hội lớn lao – mà sẽ còn tỏa sáng lâu dài, bởi những giá trị mà Hồ Chí Minh cống hiến vào kho báu của nhân loại vẫn đang là mục tiêu và khát vọng mà loài người tiếp tục theo đuổi trên con đường đi tới tương lai tốt đẹp của mình.

1.Tấm gương tiếp biến văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh .

Tiếp tục đọc

Con đường tiếp biến văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh – giá trị và bài học

GS. Song Thành
Hồ Chí Minh là một hiện tượng đa văn hoá. Hồ Chí Minh không phải là một ông già xứ Nghệ thuần chất. Các nhà báo nước ngoài từng tiếp xúc với Hồ Chí Minh đều nhận xét: trong văn hoá Hồ Chí Minh có chất “uymua” Anh, chất lịch thiệp, trang nhã Pháp, chất thâm thuý, hàm súc của các nhà hiền triết phương Đông.
Bàn về tư tưởng và văn hoá Hồ Chí Minh, nếu coi đó là một “nền tảng tinh khiết, không pha trộn” – với ý nghĩa là thuần chất Mác-Lênin – chưa hẳn đã là một lời khen, bởi nó vừa không đúng về khoa học, vừa sai với thực tế. Trong tự nhiên cũng như trong xã hội, không có hiện tượng nào thuần tuý tinh khiết, không pha trộn. Văn hoá càng như thế. Chính Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định điều này: “Văn hoá Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hoá Đông phương và Tây phương chung đúc lại”. Và Người đã nhắc nhở các nhà văn hoá Việt Nam: “Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hoá Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hoá xưa và nay, trau dồi cho văn hoá Việt Nam có tinh thần thuần tuý Việt Nam, để hợp với tinh thần dân chủ”1. Mặt khác, Người cũng căn dặn: “Mình đã hưởng cái hay của người thì cũng phải có cái hay cho người ta hưởng. Mình đừng chịu vay mà không trả2, nghĩa là phải biết học tập một cách sáng tạo, để có những đóng góp xứng đáng vào kho tàng văn hoá của nhân loại. Đó là nguyên tắc phương pháp luận nhất quán của Hồ Chí Minh trên con đường tiếp biến các giá trị văn hoá của loài người.

Tiếp tục đọc

Về những bài viết ký tên Nguyễn Ái Quốc tại Pháp từ 1919 đến 1923

 

Về những bài viết ký tên Nguyễn Ái Quốc tại Pháp từ 1919 đến 1923

(Trao đổi lại với Thụy Khuê)

Ngô Trần Đức

                                                             

     1. Mở đầu

Trên báo mạng của Đài RFI tiếng Việt, sau loạt bài  về Nhân văn – Giai phẩm, Thụy Khuê đã cho đăng một bài viết 4 kỳ với một cái tít khá giật gân: “Ai viết những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc tại Pháp từ 1919 đến 1923?”. Tên bài khiến tôi phải đọc, bởi lẽ ai cũng biết, thời gian đầu, Nguyễn Ái Quốc được coi là bút danh tập thể của ba người: Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Tất Thành khi thảo bản Yêu sách gửi Hội nghị Versailles; nếu làm rõ được những bài viết sau đó, khoảng từ giưã năm 1919 sang đầu năm 1920, bài nào là của Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, bài nào là của Nguyễn Tất Thành, thì cũng là một đóng góp trong việc nghiên cứu, bởi cần phải “trả lại những gì của César cho César”, đó là cách ứng xử sòng phẳng đối với các vấn đề của lịch sử nói chung, cũng là một thái độ cần có trong nghiên cứu khoa học.

Tiếp tục đọc

Tổng Bí thư Trường Chinh với bước rẽ ngoặt tư duy trong đổi mới

 

 

Tổng Bí thư Trường Chinh

với bước rẽ ngoặt tư duy trong đổi mới

 

HÖ thèng x· héi chñ nghÜa thÕ giíi sau mét thêi kú ph¸t triÓn bång bét, b­íc sang thËp niªn 60 cña thÕ kû XX b¾t ®Çu l©m vµ tr× trÖ. Mét nÒn kinh tÕ chØ huy th«ng qua mét kÕ ho¹ch mang tÝnh mÖnh lÖnh tuyÖt ®èi ®· t­íc mÊt ®i cña c¸c chñ thÓ kinh tÕ c¶ t­ c¸ch ph¸p nh©n lÉn kh¶ n¨ng thùc tÕ cña viÖc tù quyÕt ®Þnh ®­îc s¶n xuÊt c¸i g×, s¶n xuÊt nh­ thÕ nµo, s¶n xuÊt cho ai vµ b¸n víi gi¸ bao nhiªu? KÕt qu¶ cña mét nÒn kinh tÕ chØ huy mang tÝnh quan liªu, mÖnh lÖnh, kh«ng tÝnh ®Õn quy luËt cung cÇu, quy luËt gi¸ trÞ nªn ®· s¶n xuÊt ra mét lo¹t hµng hãa vµ dÞch vô Ýt h÷u Ých, kh«ng ®¸p øng ®­îc nhu cÇu vµ thÞ hiÕu cña ng­êi tiªu dïng: råi l¹i ®­îc ph©n phèi theo ph­¬ng thøc hµng ®æi hµng mét c¸ch còng mÖnh lÖnh, c­ìng bøc t­¬ng tù.

C¸c nhµ ph©n tÝch cho r»ng nguyªn nh©n s©u xa, c¬ b¶n lµm cho nÒn kinh tÕ vËn hµnh theo c¬ chÕ hµnh chÝnh – bao cÊp r¬i vµo tr× trÖ v× ®ã lµ mét nÒn kinh tÕ kh«ng cã quan hÖ hµng – tiÒn, kh«ng cã c¬ chÕ c¹nh tranh vµ kÝch thÝch lao ®éng, kÝch thÝch tiÕn bé khoa häc – kü thuËt, do ®ã dÇn dÇn l©m vµo khñng ho¶ng, ®ã lµ ®iÒu khã tr¸nh. V× vËy, c¶i c¸ch, ®æi míi ®· trë thµnh yªu cÇu bøc xóc, thµnh vÊn ®Ò sèng cßn ®Æt ra cho c¶ hÖ thèng c¸c n­íc x· héi chñ nghÜa.

Tiếp tục đọc