Chủ nghĩa yêu nước VN-nền tảng tinh thần,…

 

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam –

nền tảng tinh thần, động lực phát triển của chúng ta

                                                                                             

                                                                                                        Song Thành

 

Một trong những di huấn CT Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta là phải chăm lo “phát triển tinh thần yêu nước của dân ta”, làm cho lòng yêu nước của mỗi người không “cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”, mà phải được đem ra “thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”, vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và các Hội nghị TƯ tiếp theo đều nhấn mạnh: Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, do đó phải khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực nội sinh và ngoại sinh, vật chất và tinh thần, trước hết là chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, tự cường, tinh thần tự hào dân tộc,…của toàn dân, nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhanh chóng đưa đất nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại trong thập kỷ tới.

Tiếp tục đọc

HCM và mối quan hệ Việt-Mỹ

      HỒ CHÍ MINH VÀ MỐI QUAN HỆ VIỆT – MỸ

 

                                                                             Song Thành

 

LTS: Như báo chúng tôi đã đưa tin, đầu tháng 7 năm 1995, được sự tài trợ của quỹ Ford, một đoàn học giả Mỹ 3 người đã sang Việt Nam đặt vấn đề hợp tác với các nhà khoa học của nước ta để tìm hiểu về chuyến sang Mỹ của Bác Hồ năm 1912. Đây là một việc làm có thể góp phần thúc đẩy mối quan hệ Việt – Mỹ. Trên tinh thần ấy, chúng tôi đăng bài viết của PGS Song Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Hồ Chí Minh, về đề tài này.

 

Tháng  9 – 1946, tại Paris, trả lời phỏng vấn của nhà báo Mỹ nổi tiếng David  Sohoenbrun, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tôi được biết cách mạng không phải ở Maxkva mà là ở đây, tại Paris, thủ đô của Tự do, Bình đẳng, Bác ái.”

Đó là nói về cách mạng. Còn nói về giá trị, ảnh hưởng của các tư tưởng tiến bộ của nhân loại như tư tưởng dân chủ, tư tưởng pháp quyền, tinh thần đấu tranh cho quyền sống, quyền tự do của con người và của các dân tộc,…thì ngược lại thời gian, Người đã được tiếp xúc sớm hơn, không phải tại châu Âu mà ngay từ năm 1912, ở nước Mỹ.

Tiếp tục đọc

Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với vấn đề nâng cao chất lượng tư duy của cán bộ ta hiện nay

I. Nhập đề: mâý khái niệm thông thường.

          Tư duy ( sự suy nghĩ) là quá trình nhận thức thực tại khách quan vào bộ óc con người thông qua các thao tác: quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa,… để tìm ra bản chất, quy luật của sự vật và hiện tượng.

Kết quả của tư duy được ghi lại và củng cố trong ngôn ngữ (như là vỏ vật chất của tư duy), do đó, tư duy gắn liền với ngôn ngữ; một sự diễn đạt ngôn ngữ mơ hồ, lủng củng là phản ánh của một quá trình tư duy chưa hoàn thiện, chưa sáng tỏ, chưa chín muồi.

Muốn đạt tới một tư duy khoa học nhạy bén, sáng tạo, cần có hai điều kiện: thứ nhất, phải có nguồn thông tin, tư liệu, sự kiện phong phú, chính xác, mới mẻ làm đầu vào cho tư duy; hai là phải có phương pháp tư duy khoa học đúng đắn, phù hợp. Sở dĩ còn hiện tượng tư duy đơn giản, cứng nhắc, bảo thủ, một chiều, …là bởi mới biết một mà chưa biết hai, ba…

Tiếp tục đọc